22 thg 8, 2008

Nhà thờ lớn Hà Nội

Đầu tiên, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) sau mới gọi là Nhà Thờ Lớn (còn có tên gọi : Nhà thờ Chính tòa Hà Nội).
Nhà thờ lớn khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, vì ít tiền nên nó được xây bằng gạch, vôi, ... những vật liệu địa phương rẻ tiền, cũng như nhiều nhà thờ khác ở VN, nó đã được bản địa hóa bằng các chi tiết trang trí chạm trổ, sơn son thếp vàng mang đậm nét Việt. Tất nhiên nó cũng được làm theo kiểu Gô tích , nhưng không kỹ càng và chi tiết như ở Châu Âu.
Các công trình tôn giáo thể hiện rất rõ nét tiến trình văn hóa của một dân tộc. Thời Lý với sự phát triển của đạo Phật. Đến thời Nguyễn thì đạo Thiên Chúa phát triển mạnh mẽ, đương nhiên khi người Pháp vào Việt Nam thì sẽ khẳng định văn minh của mình ở xứ thuộc địa. Họ đã cho phá bỏ chùa Báo Thiên, một biểu tượng của Phật Giáo Việt Nam thay vào đó bằng Nhà Thờ Lớn.
Cafe ở đây được nghe chuông nhà thờ, và nghe thêm Bài Thánh ca buồn nữa thì...
"Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
.."



Nếu bạn hỏi người trong ảnh, ông nắm rất rõ lịch sử Nhà Thờ Lớn













Vị trí của Nhà Thờ Lớn trong quần thể

Tượng thánh nữ tử vì đạo Anê Lê Thị Thành
Tên gọi Gô tích có lẽ bắt nguồn từ chữ Goths - xứ Gốt (tham khảo thêm wiki), để chỉ kiểu kiến trúc có vòm cửa nhọn, mái vòm cuốn, tháp nhọn nói chung.







Hình ảnh nội thất một kiến trúc Gô tích điển hình


Kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội

Không thể phủ nhận rằng kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội, là một phần của Hà Nội - sang trọng, kiêu kỳ, lãng mạn

Hà nội, thành phố mang dấu ấn kiến trúc bản địa, thuộc địa Pháp, Sô Viết bao cấp, thời mở cửa. Tất cả đã tạo nên nét rất riêng của Hà Nội, mang trên mình dấu ấn lịch sử phát triển thăng trầm của một dân tộc đặc biệt như Việt Nam.
Có thể chia làm 2 thời kỳ của kiến trúc Pháp tại Hà Nội
1. 1900-1920:
thời kỳ đầu khi người Pháp xây dựng các cơ sở cho quá trình thuộc địa hóa của mình ở Đông dương. Tiêu biểu thời kỳ này là KTS Auguste Henri Vildieu




2. 1920-1945 :
thời kỳ này người Pháp đã bản địa hóa các công trình kiến trúc của mình cho phù hợp với điều kiện địa phương. Tiêu biểu trong thời kỳ này là KTS. Ernest Hebrard



Nó đa dạng trên sự lộn xộn, thiếu sự quản lý của thời mở cửa, trầm buồn - ngăn nắp thời bao cấp, sang trọng- sao chép của thời thuộc địa, nhỏ bé - riêng rẽ thời phong kiến.
Hà nội của tôi, qua những vần thơ của Phan Vũ , vẫn như ngày nào dù trải qua bao bi tráng của lịch sử
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Hình ảnh ga Hà Nội làm mình nhớ tới tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" hay "thân phận tình yêu" của Bảo Ninh, hình ảnh một chàng trai Hà Nội chạy ra ga tìm người yêu trong đám đông đang đi tản cư...buồn mất 1 tuần















Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…



20 thg 8, 2008

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội


Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là một trong các công trình tiêu biểu cho trường phái Đông dương, nó được thiết kế bởi KTS. Ernest Hébrard (Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.).
Tên gọi của nó ban đầu là Đại học Đông dương, sau đó mới đổi là đại học tổng hợp, và bây giờ là của Đại học Dược và Đại học Tổng hợp.
Công trình có 2 điểm đáng chú ý:
1. Đưa các chi tiết kiến trúc bản địa và giải quyết tốt bài toán vi khí hậu kiến trúc trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm
2. Các không gian sảnh tuyệt đẹp.
Sau đây là một số hình ảnh của công trình này:




























KTS. Ernest Herbard (vòng tròn đỏ)